Xác định thời điểm kết thúc cũng quan trọng như xác định khi nào bắt đầu

Đã bao giờ bạn rơi vào trạng thái đang làm việc này, nhưng tâm trí không thể nào tập trung hết sức vào việc hiện tại, mà lại không ngừng thấy muốn làm thêm những điều khác, muốn nhảy sang làm việc khác!?

Hoặc khi đã quyết định làm việc A, một lúc lại cảm thấy tiếc tiếc, nghĩ ngợi về việc B, C, D nào đó và cũng muốn làm, dẫn tới cuối cùng không việc nào xong cả.

Nếu như vậy, hãy đọc tiếp bài viết này, dưới góc độ của tác giả nhìn nhận và giải pháp áp dụng hiệu quả để khắc phục vấn đề trên.

Planning your quitting time is as important as planning your working time

Không “quitting time” !?

Việc xác định thời gian kết thúc cũng quan trọng như là việc lên kế hoạch thời gian làm việc vậy.

Nhiều người không xác định được mốc thời gian “quitting” cho bản thân trong một ngày, nên cứ lao vào guồng quay tự động, máy móc của công việc, của “TODO” list, bất tận và không có được thái độ khẩn trương hoàn thành.

Hoặc một tác dụng phụ khác là có thể khiến đầu óc dễ lan man, không tập trung cao độ được, cứ nhây nhớt lề mề làm hoài một việc gì đó. Theo thời gian, thói quen này khiến bản thân trở thành một người thụ động, ù lì.

Lợi ích của “quitting time” và cách để thực hiện

Cho phép bản thân không phải cảm thấy tội lỗi khi tận hưởng thời gian nhàn rỗi để làm những việc khác mình đam mê, học hỏi cái mới, chăm sóc sức khoẻ bản thân, …

Chẳng hạn trong công việc lập trình của bản thân mình, thời gian ban ngày và trong khoảng thời gian làm việc, sẽ dành nhiều phần tập trung ở chế độ tư duy tập trung, để giải quyết các vấn đề, yêu cầu công việc. Ưu tiên những task/yêu cầu lớn, khó nhằn trước hết.

Và cố gắng duy trì tập trung giải quyết tốt công việc trong khoảng thời gian đó, không để bị xao nhãng. Sau đó, cố gắng đặt mục tiêu trước 5:00PM (tuỳ mỗi người mà “quitting time” có thể khác nhau) phải hoàn thành mọi việc quan trọng của ngày hôm đó. Luôn giữ trong đầu mục tiêu phần thưởng là sau đó bản thân sẽ được tận hưởng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, học hỏi cái mới … hoặc bất cứ điều gì làm cho bạn hứng thú nhất.

Luôn giữ trong đầu mục tiêu phần thưởng sau “quitting time”

Để tạo được sự cân bằng cho bản thân, không phải cứ lao đầu vào làm công việc chuyên môn một cách “đầu tắt mặt tối”, nhưng cần phải trân quý khoảng thời gian nhàn rỗi bản thân để làm những việc có ích khác như: chơi thể thao, luyện một nhạc cụ, học điều gì đó thú vị mới lạ chưa từng biết bao giờ, đọc sách, đi chơi với bạn bè, …

Ăn con ếch trước tiên

Để có thể giải thoát bản thân khỏi cảm giác tội lỗi khi không dùng thời gian để “cày cuốc” thêm, một phương pháp gọi là “Ăn con ếch của bạn trước hết” – sẽ giải quyết vấn đề này.

“Ăn con ếch của bạn trước hết” ám chỉ việc ưu tiên hoàn thành công việc mà bạn cảm thấy “khó nhai” nhất trước tiên hết, một trong những phương pháp tuyệt vời nhất giúp bạn đủ sức đối chọi với những thứ “khó nhai” là dùng Pomodoro, và tập trung vào quá trình (process), đừng mong cầu kết quả (result) vào lúc này.

Hãy tận hưởng quá trình (process), và phương pháp Pomodoro là một công cụ hữu dụng hỗ trợ bạn làm được điều đó

Để bản thân được hạnh phúc với hiện tại

Cuộc đời là một chuỗi kết nối liên tục của những khoảnh khắc “hiện tại”. Ví như quá trình leo núi, nếu như bạn xem cuộc đời là đỉnh núi, thì ắt hẳn gần hết hai phần ba đời người, có lẽ bạn chỉ cảm thấy chỉ đi được nửa đường mà thôi. Và khi không lên được đến đỉnh, bạn sẽ cảm thấy thất vọng, cảm thấy hối tiếc, nghi ngờ bản thân…

Nhưng nếu bạn xem cuộc đời là quá trình leo lên đỉnh núi, thì bạn sẽ đón nhận mọi thứ, trải nghiệm mọi thứ xảy đến trong cuộc đời với tâm thế sống với hiện tại. Coi quá trình chính là mục đích.

Cuộc đời là một chuỗi kết nối liên tục của những khoảnh khắc “hiện tại”

Ai ngộ ra được chân lý này, ắt từng phút giây trong cuộc sống đều có thể cảm nhận được thế nào là hạnh phúc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.