Quy trình học hỏi đời thường nhất

Views: 835

Bạn có muốn học một kiến thức mới để kiếm một công việc tốt hơn?

Bạn có muốn học một kỹ năng mới vì sở thích?

Bạn có muốn học để trở thành một người có ích, hay đơn giản để thoả đam mê học hỏi?

Để có được kiến thức, kỹ năng, đòi hỏi chúng ta cần đầu tư thời gian để HỌC và HỎI. Vậy liệu bạn đã bao giờ thắc mắc HỌC HỎI như thế nào thì hiệu quả? Bài viết sau sẽ mô tả một quy trình có thể khiến bạn học và tinh thông bất cứ thứ gì bạn muốn.

Hãy hình dung câu chuyện sau…

Có một đứa bé đang ngồi xem tivi, chương trình “Những chú khủng long tinh nghịch”, sau khi xem xong, cậu nhớ lại mình có một bộ LEGO lắp ráp khủng long đã mua từ trước. Và cu cậu nảy ra trong đầu ý muốn có được một con khủng long lắp ráp ấy, và bắt đầu đi tìm.

Thật không may, cậu tìm mãi mà không thấy, cậu tự hỏi: “Quái lạ, mình hay để đồ chơi trong phòng khách mà, hay ít ra trên giường, sao không thấy nhỉ?”. Sau khi thử tìm ở những chỗ cậu nghĩ mình biết, mà vẫn không thấy tia sáng nào. Lúc này cậu quyết định chạy đi … hỏi Mẹ.

  • “Mẹ ơi Mẹ có thấy cái hộp lego khủng long con để đâu không? Con nhớ hay chơi xong để ở phòng khách, hoặc trên giường, mà con tìm hoài không thấy” – cậu bé hỏi
  • “Mẹ cất trong rổ đựng đồ chơi, đặt bên hông tủ áo trong phòng ngủ con đấy”

Vui mừng khôn xiết, cậu bé chạy thẳng tới đó và yeah, “Thấy rồi!”.

Câu chuyện trên đây liên quan gì nhỉ?

Quá trình học hỏi giống như là quá trình cậu bé trên đạt được mong muốn của mình đó là: tìm ra bộ lego khủng long.

Và quy trình này gồm có “5.2” bước:

  1. Đặt mục tiêu, xác định vấn đề.
  2. Tư duy, nghĩ, để tìm ra giải pháp.
  3. Thực hành, áp dụng giải pháp tìm được.
    1. Nếu ngon lành, qua bước 5.
    2. Hoặc, tèo? Qua bước 4.
  4. Hỏi xin ý kiến, và sau đó, lại quay về bước 2.
  5. Ghi chú, đánh giá lại vấn đề & giải pháp.

Học là phải liên kết, liên tưởng & hình dung …

Hình dung tưởng tượng
Nếu bạn chưa biết hình dung là gì…

Quay trở lại câu chuyện cậu bé phía trên. Xem nào:

  1. Mình muốn tìm bộ đồ chơi Lắp ráp lego, thích quá chịu hết nổi rồi.
  2. Mình để nó đâu nhỉ? Một, mình hay chơi ở phòng khách, chắc là ở đó; Hai, hoặc chỉ có thể là để trên giường ngủ của mình.
  3. Chạy ra phòng khách kiếm thôi! (lọt tọt ra phòng khách, tìm tìm) Ủa?! Chắc là ở giường mình rồi. (vèooo). Ủa?! Không có luôn?
  4. “Trong nhà chỉ có một người nắm rõ vị trí đồ nhất” – thầm nghĩ.
    • “Mẹ ơi!!! Mẹ thấy cái đồ chơi lego khủng long ở đâu không? Con tìm trong phòng khách lẫn phòng ngủ rồi mà không thấy?
    • “Kế tủ áo trong phòng ngủ con, có cái rổ đồ chơi, trong đó đấy!”
    • … À, để con ra đó kiếm thử (vèo). Ngon lành, thấy rồi!
  5. Ghi nhớ, à thì ra còn một chỗ để đồ chơi ở đây đây, rút kinh nghiệm mốt tìm thêm chỗ này nữa mới được.

Đâu là điểm mấu chốt ở mỗi bước?

Bước 1: Thiết lập mục tiêu, xác định vấn đề

Hầu hết mọi loại vấn đề trên thế giới đều có thể quy về 6 nhóm cơ bản, và được sắp xếp theo độ phức tạp tăng dần như sau: [1] WHO/WHAT, [2] HOW (many/much), [3] WHERE, [4] WHEN, [5] HOW (to), và [6] WHY.

Lấy ví dụ trường hợp cậu bé trên muốn tìm bộ Lego khủng long, vậy có thể rút ra được:

  • Mục tiêu: tìm được bộ Lego
  • Loại vấn đề: Ở đâu, hay WHERE.

Key points: mục tiêu, xác định loại vấn đề.

Bước 2: Tư duy để tìm giải pháp

Ứng với mỗi nhóm vấn đề, luôn có phương pháp giải quyết tương ứng, và cứ theo đúng mẫu là sẽ tìm ra được giải pháp. Đó là gì?

Hãy hình dung một đồng xu, luôn luôn có hai mặt, tạm gọi A và B. Chia đồng xu thành 6 phần bằng nhau, mặt A sẽ tương ứng với 6 loại vấn đề, và mặt B tương ứng với 6 cách trình bày vấn đề.

Mô hình 6x6
Mô hình 6×6 problem solving

Mô hình này là một công trình nghiên cứu rất kỹ lưỡng từ một chuyên gia giải pháp áp dụng Tư duy hình ảnh và từng được Google mời về đến ba lần để nói về mô hình này, đó chính là Dan Roam, với phương châm:

In a complex world, visual clarity wins

Phía cuối bài viết mình đã tổng hợp đầy đủ các tài liệu tham khảo, để bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về mô hình này sau khi đọc xong blog.

***Một lưu ý nhỏ:

Thực chất nên hiểu vấn đề như là một chuỗi dây liên kết, cái này dẫn đến cái kia. Ví dụ, khi cậu bé trên tìm được lego rồi, tiếp theo cậu sẽ lại đối diện với một vấn đề mới: làm sao để lắp ráp ra được hình hài con khủng long (loại vấn đề: HOW-to).

Vậy quan trọng ở đây là gì? Đó là hãy giữ tư duy cởi mở đón nhận sự thay đổi, và học cách giải quyết vấn đề để thích nghi tốt hơn với sự thay đổi đó, đây cũng chính là chìa khoá giúp bạn tự tin hơn.

Quay về cậu bé trong ví dụ trên, đối diện với vấn đề WHERE, đã vạch ra trong đầu một “Sơ đồ” căn nhà. Cậu hình dung nhớ lại vị trí cậu thường hay để món đồ đó là: (1) phòng khách, (2) trên giường ngủ.

Và dĩ nhiên, sau khi nhận diện được vấn đề, tiếp theo giải pháp đã xuất hiện: đi tới hai chỗ trên để tìm.

Key points: “thấy” được vấn đề, hình dung giải pháp, tư duy hình ảnh.

Bước 3: Thực hành, áp dụng giải pháp đã tìm được

Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải … vọc – Matianda

Muốn là một học sinh giỏi toán? Hãy giải thật nhiều đề toán.

Muốn chơi giỏi piano? Hãy luyện phím mỗi ngày.

Muốn lập trình giỏi? Hãy viết code mỗi ngày.

Để tinh thông bất kì thứ gì, không thể chỉ ngồi yên một chỗ và mơ mộng. Đứng dậy, cầm bút lên, cầm vũ khí lên và lao ra chiến trận. Kinh nghiệm chính là kinh qua sau đó nghiệm lại. Chưa kinh thì có gì để mà nghiệm?

Sau khi bạn đã tự nghĩ ra giải pháp rồi, hãy lao vào hành động để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Quay trở lại ví dụ cậu bé, sau khi nhìn thấy giải pháp ở bước 2, cậu bé bắt đầu thực hành, áp dụng giải pháp đã tìm được: chạy đi kiếm, lùng sục ở vị trí đã được vạch ra.

Nhưng đời thường không như là mơ, sau khi đã tự mình giải quyết vấn đề, vẫn sẽ có lúc bạn rơi vào bế tắc, đó là lúc cần đến bước tiếp theo, bước 4.

Ai cũng sẵn lòng giúp kẻ đã biết tự giúp mình trước

Trước khi hỏi nhờ người khác, hãy đảm bảo rằng bạn đã tự nỗ lực giúp chính mình trước. Tư duy như vậy sẽ giúp bạn không phải trở thành kẻ chỉ biết dựa dẫm. Đâu ai muốn như vậy, nhỉ?

Key points: thực hành, chủ động, hành động.

Bước 4: Hỏi xin ý kiến

Ở bước này mình xin giới thiệu một video clip rất hay nói về cách làm sao để đặt một câu hỏi hiệu quả.

Hãy trở thành một người biết HỎI, và bạn sẽ nhận được vô vàn lợi ích tuyệt vời từ điều đó.

Key points: chủ động, biết cách đặt câu hỏi chất lượng.

Bước 5: Để không bao giờ quên

Tất cả những gì bạn cần là: quyển sổ nhỏ, cây bút và trí tưởng tượng.

Hãy tập thói quen ghi chú, viết lại theo cách hiểu của bản thân:

  • Những gì mình đã trải qua
  • Những gì mình đã học được, đạt được
  • Những gì mình chưa làm được
Sổ tay Matianda
Ví dụ một trang sổ tay ghi chép của mình

Khi bạn viết, sẽ làm cho não bộ hoạt hóa hơn, và ghi nhớ tốt hơn. Ngoài ra còn để dành làm tư liệu tra cứu sau này khi gặp lại vấn đề.

Bởi thế nên khi học bất cứ điều gì, hãy sử dụng toàn bộ các quan năng (sờ, ngửi, nếm, nghe, nhìn) và tưởng tượng hình dung. Càng nỗ lực nhiều, bạn càng ấn tượng nhiều, và càng nhớ sâu sắc hơn những gì học được.

Lưu ý nữa là dành thời gian ôn lại những gì bạn học được, ôn “trước khi quên”, sau 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 1 năm, .v.v. Một mẹo hay đó là, trong lúc học, hãy đánh dấu, ghi chú vào sổ/sách khi làm vậy bạn đã tự giúp mình ôn tập lần một rồi.

Và đừng quên thực hành thật nhiều, rồi bạn sẽ có thể tinh thông bất cứ điều gì bạn muốn.

Key points: ghi chú, minh hoạ, ôn tập “trước khi” quên.

Tóm lại

Để học hỏi và trở nên thành thục bất cứ thứ gì, hãy ghi nhớ “5.2” bước sau:

  1. Đặt mục tiêu, xác định vấn đề. (key points: mục tiêu, loại vấn đề)
  2. Tư duy, nghĩ, để tìm ra giải pháp. (keys: tư duy hình ảnh, giải quyết vấn đề)
  3. Thực hành, áp dụng giải pháp tìm được. (keys: thực hành, hành động)
    1. Nếu ngon lành, qua bước 5.
    2. Hoặc, tèo? Qua bước 4.
  4. Hỏi xin ý kiến, và sau đó, lại quay về bước 2. (keys: chủ động, học cách hỏi)
  5. Ghi chú, đánh giá lại vấn đề & giải pháp theo cách của bạn. (keys: ghi chú, minh hoạ, ôn tập, rút kinh nghiệm)

Các nguồn tài liệu hay tham khảo

  • Chỉ cần mẩu khăn giấy – Dan Roam
  • Hình vẽ thông minh – Dan Roam
  • Tôi tài giỏi bạn cũng thế – Adam Khoo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.