Views: 441
Mục đích
Diễn đạt kèm với hình vẽ minh hoạ đơn giản để hiểu hơn thế nào là Lòng Kiên Trì, và đồng thời cũng nhận diện được thế nào thì “không phải” là nó, để không phải liên tục vật lộn với lý do:
Tại sao tôi cố gắng hết sức nhưng sự việc lại không lay chuyển gì hết vậy?
Diễn giải
1 Như thế nào là hiểu “chưa đúng”?
Khi đối diện với một vấn đề, thử thách, hãy hình dung giống như ta đang đi trên đường thì gặp một bức tường chắn ngang, ngăn không cho ta tiến về phía trước
Và thế là, ta quyết định không suy nghĩ gì, đâm đầu lao vào tường, một lần chưa xi nhê, hai lần, rồi ba bốn támmmm lần, again and again
Để rồi xem đầu ta cứng hay tường cứng!? Và rồi sau đó ấm ức tại sao đã cố gắng nỗ lực hết sức, “kiên trì” hết sức mà vẫn không lay chuyển được gì
2 Vậy hiểu sao mới đúng?
Hãy lấy ví dụ về một câu nói mà chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã có thể nghe qua về Thomas Edison
Khi được rất nhiều người vấn hỏi “Tại sao ông cứ cố gắng tạo ra đèn điện khi ông đã thất bại đến 10 ngàn lần rồi?”, ông đã đáp:
Tôi không hề thất bại 10 ngàn lần, mà là tôi thành công trong việc phát hiện ra 10 ngàn cách thức không hiệu quả, và sau mỗi lần phát hiện ấy, tôi lại tiến gần hơn trong việc khám phá ra một cách thức hiệu quả – Thomas Edison
Các bạn có đoán ra được từ khoá chính liên quan đến lòng kiên trì từ câu nói trên không?
Hãy thử dành ra vài phút để suy ngẫm trước khi đọc tiếp. Còn nếu chưa ra, hãy thử lấy thêm một ví dụ khác, cũng là một câu nói từ một nhân vật khá là nổi tiếng mà có thể bạn đã biết
Kẻ điên rồ là kẻ làm công việc theo một cách duy nhất lặp đi lặp lại và mong chờ có những kết quả tốt hơn – Albert Einstein
Có thể đến lúc này bạn đã phần nào hình dung ra được từ khoá chính đó rồi nhỉ
Vâng, đó chính là từ cách thức
, và nó phải không bị trùng lắp
3 Rồi sao nữa?
Khi đối diện với một vấn đề hoặc chướng ngại ngăn cản bạn tiến gần hơn đến mục tiêu, thay vì than vãn, bỏ cuộc, hay là cố gắng lặp đi lặp lại cùng một hành động mà không mang lại kết quả khả quan gì (nguy hiểm hơn là còn nghĩ rằng đây là “lòng kiên trì”), thì ta hãy tự đặt ra những câu hỏi:
- Ngoài cách hiện tại, còn những cách thức nào khác giúp giải quyết được vấn đề này hay không? Nếu một mình mình không nghĩ ra, hãy hội nhóm và brainstorming
- Liệu rằng có thể thay thế được bằng những tài nguyên khác hiện có để giải quyết vấn đề này hay không?
- Liệu rằng ta có thể nhờ được ai đó hoặc tìm một cố vấn nào đó giúp ta gỡ bỏ được nút thắt này hay không?
- …
Giải pháp sẽ xuất hiện tuỳ thuộc vào chất lượng và số lượng câu hỏi mà bạn tự đặt ra khi đối diện với vấn đề đó
3 (bonus) Hoán vị – Chỉnh hợp – Tổ hợp
À đừng lo đây không phải bài viết dạy Toán nhé
Nếu đã từng học qua toán 11, thì chắc các bạn cũng biết trong chương Hoán vị – Chỉnh hợp – Tổ hợp, cũng có đề cập tới các bài toán dạng tìm ra có bao nhiêu cách để chọn/sắp xếp một sự vật nào đó
Ví dụ đề bài: có bao nhiêu cách để có bữa tối ngon gồm một món ăn trong 10 món, một loại hoa quả trong 5 loại quả, và một loại nước uống trong 4 loại nước uống?
Đáp án là có: 10 * 5 * 4 = 200 (cách)
Và như các bạn thấy:
Mục tiêu = một bữa ăn ngon
Cách thức = 200 cách
Vậy thì giả sử trong 5 loại quả kia, xảy ra sự cố có 1 loại quả bị huỷ lịch giao (sự cố, bức tường xuất hiện), thì xét về mặt toán học, chúng ta vẫn có:
10 * 4 * 4 = 120 cách để giải quyết vấn đề. Done~
Kết
Hãy nhớ lòng kiên trì không phải là cố gắng nỗ lực để lặp đi lặp lại một hành động, một cách thức và mong muốn giải quyết được vấn đề hoặc mang đến một kết quả khác
Nhưng đó chính là:
- Làm, thử nghiệm, dấn thân
- Rút ra bài học, nhận xét, đánh giá
- Học hỏi mở mang thêm nhiều cách thức khác nhau. Và lặp lại bước 1
Ý tưởng bài viết đến từ:
- “Những bước đơn giản đến ước mơ” – Steven K. Scott
- Trải nghiệm sự nhiệm mầu từ cuộc sống