Công thức cho việc đọc sách – có hay không? [Part 2]

Views: 235

LẦN ĐỌC 4:

Đây còn gọi là “Đọc PHÂN TÍCH giai đoạn II – ý niệm”

Khi đi đến lần đọc này thì bạn cũng đã nắm được một cách tổng quan, khái quát toàn bộ nội dung của cuốn sách rồi. Tuy nhiên, muốn đi sâu để hiểu tường tận những nội dung chi tiết của sách, bạn cần phải áp dụng giai đoạn II của ĐỌC PHÂN TÍCH. Đó là giai đoạn “ghi chú ý niệm” – hay còn gọi là ghi chú nội dung của quyển sách.

Mục đích chính của lần đọc thứ tư này đó chính là giúp cho bạn HIỂU THẤU ĐÁO nội dung của quyển sách. Rút ra được ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt là gì. Làm tốt lần đọc này thì bạn sẽ thực sự sở hữu về mặt trí tuệ của quyển sách.

Nguyên tắc: ghi chú xoay quanh nội dung, ý nghĩa, khái niệm, định nghĩa là chủ yếu.

Những việc bạn cần phải làm trong lần đọc này:

1. Đánh dấu những từ ngữ, thuật ngữ, câu, đoạn quan trọng trong mỗi phần. (về kỹ thuật đánh dấu để tìm ra nội dung quan trọng thì sẽ có một bài chia sẻ kỹ về vấn đề này sau).

2. Đặt những câu hỏi liên quan đến những điều bạn đã đánh dấu ở bước trên. Tất nhiên những câu hỏi ở lần đọc này sẽ thiên về ý niệm, ý nghĩa, khái niệm, định nghĩa là chính.

  • Một vài câu hỏi mẫu cho lần đọc này gồm: “Nội dung phần này nói về điều gì?”, “Khái niệm này nghĩa là gì?”, “Vấn đề này liên quan đến vấn đề nào đã được đề cập?”, “Ý nghĩa của nội dung này là gì?”, “Thuật ngữ này diễn đạt điều gì?”, “Đoạn này có ý nghĩa gì?”.
  • Những câu hỏi này về nguyên tắc sẽ xoay quanh mức ý niệm, hay còn gọi là ý nghĩa, mục đích của nội dung trong từng phần được đề cập trong quyển sách

3. Trả lời các câu hỏi đã được đặt ra.

  • Cũng giống như LẦN ĐỌC 3, bạn vẫn cần phải tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi đã đặt ra ở bước 1.
  • Trong quá trình đọc, có thể sẽ phát sinh thêm nhiều câu hỏi liên quan đến nội dung. Bạn hãy cập nhật vào danh sách câu hỏi ý niệm và tiếp tục tìm kiếm câu trả lời trong cuốn sách.
  • Thường thì bạn sẽ tìm ra các đáp án cho câu hỏi của mình đặt ra về nội dung trong cuốn sách. Nhưng nếu bạn đã đọc kỹ rồi mà vẫn không tìm ra được. Thì lúc này cấp độ bạn chuẩn bị được nâng lên 1 tầm cao mới. Đó là đọc sách ĐỒNG CHỦ ĐỀ. Nghĩa là đọc và so sánh nhiều cuốn sách khác nhau trong cùng một lĩnh vực mà bạn đang tìm hiểu đó.

LẦN ĐỌC 5:

Đây còn gọi là “Đọc PHÂN TÍCH giai đoạn III – biện chứng”

Đến đây thì chắc chắn một điều là bạn đã nắm vững được toàn bộ nội dung của cuốn sách. Và đây là lúc bạn sẽ tự nhận định xem những nội dung, vấn đề mà tác giả đề cập có thật sự chính xác hay chưa. Hay là bạn thấy có những vấn đề nào mà tác giả chưa giải quyết được. Hoặc giải quyết chưa thỏa đáng.

Nguyên tắc: chỉ khi bạn thật sự nắm rõ nội dung của quyển sách thì mới bắt đầu giai đoạn phản biện, tranh luận với tác giả.


Trên đây là phương pháp “Đọc 5 lần”, chắc chắn rằng nếu bạn đã áp dụng thuần thục các kỹ năng đọc sách này, bất kể bạn đọc cuốn sách nào, bạn sẽ có thể nắm bắt nội dung chính của cuốn sách. Và thật tuyệt vời biết bao khi bạn trở thành một người học rộng hiểu sâu, trở thành người am hiểu về một lĩnh vực nào đó hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn bè của bạn sẽ xem bạn như là một nhà cố vấn, tư vấn những vấn đề, khó khăn của họ. Mục đích tối thượng của việc đọc sách đó chính là nâng tầm trí tuệ và phát triển tâm hồn.

Chúc các bạn sẽ mau sớm thành công trên con đường chinh phục tri thức của mình.

Nguồn tham khảo:

  • “Phương pháp đọc sách hiệu quả” – Mortimer J.Adler & Charles Van Doren
  • “Tôi tự học” – Nguyễn Duy Cần

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.